QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG

PHÒNG GD – ĐT THỦ THỪA       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS MỸ AN                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

             

    Số: 02   /QC-THCSMA                       Mỹ An, ngày 10 tháng  9 năm 2017

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ – GIÁO VIÊN – CÔNG NHÂN VIÊN

TRƯỜNG THCS MỸ AN  NĂM HỌC 2017 – 2018

__________________

 

Căn cứ thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/ 3/2011 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ban Giám Hiệu trường THCS Mỹ An xây dựng quy chế làm việc của CB-GV-CNV trong năm học 2017 – 2018 như sau:

  1. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG:
  2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

– Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.

– Quản lí giáo viên, nhân viên; quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực thiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo qui định của nhà nước; quản lí hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;

– Quản lí học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, kí xác nhận học bạ, kí quyết định khen thưởng, kỉ luật học sinh theo qui định của BGD&ĐT.

– Trực tiếp tổ chức, quản lý các hoạt động hướng nghiệp, quản lý các lớp dạy  nghề phổ thông được tổ chức tại trường sau khi được sự đồng ý cho phép của TTGDTX & KTTH-HN của huyện.

– Chịu trách nhiệm quản lí tài chính, tài sản nhà trường và là người được bổ nhiệm làm chủ tài khoản của trường, theo quyết định số 1705/QĐ.UBND của UBND huyện..

– Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

– Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các hoạt động theo qui định của nhà trường.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Hiệu trưởng:

– Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

– Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao. Trong đó nhiệm vụ cụ thể của từng Phó Hiệu trưởng như sau:

  1. Phó Hiệu trưởng 1:

– Chịu trách nhiệm chính trước Hiệu trưởng trong việc quản lí công chuyên môn; xây dựng kế hoạch hoạt động khối xã hội; quản lí, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, học bạ học sinh khối 7, 8.

– Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

– Là người được ký giấy giao dịch về mặt tài chính (khi được chủ tài khoản ủy quyền).

  1. Phó Hiệu trưởng 2:

– Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trong việc quản lí chuyên môn; xây dựng kế hoạch hoạt động khối tự nhiên; quản lí, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, hồ sơ học bạ học sinh khối 6, 9

– Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

 

  1. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN:

– Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, tổng phụ trách, nhân viên thư viện, thiết bị, thí nghiệm, nhân viên hành chánh, bảo vệ của trường được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học. Mỗi tổ có một tổ trưởng chịu sự quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

– Trường thành lập 6 tổ chuyên môn gồm: Tổ Toán, Tổ Lý – CN – TD, Tổ Hóa – Sinh, Tổ Ngữ văn, Tổ Sử – Địa – Công dân, Tổ Tiếng Anh – Âm nhạc – Mỹ thuật  và 1 Tổ văn phòng.

– Nhiệm vụ của các tổ trưởng chuyên môn như sau:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của BGD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường.

+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo qui định của Bộ GD&ĐT.

+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

+ Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần / 1 lần.

– Tổ văn phòng của trường gồm tổng phụ trách, nhân viên thư viện, thiết bị, thí nghiệm, nhân viên văn thư hành chánh, kế toán, bảo vệ . Trong đó nhiệm vụ của từng thành viên như sau:

  1. Tổng phụ trách: Chịu trách nhiệm về công tác Đội và hoạt động ngoài giờ; quản lí nề nếp học tập, lao động của học sinh. Chịu trách nhiệm về công tác thi đua của học sinh.
  2. Giáo viên thư viện: Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch, quản lí tài sản, bảo quản, cho giáo viên và học sinh mượn sách báo trong trường, chịu trách nhiệm báo cáo trước Hiệu trưởng về các nguồn thu, đóng góp kinh phí phục vụ cho việc phát triển thư viện.
  3. Giáo viên thiết bị, thí nghiệm, vi tính: Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch, quản lí tài sản, bảo quản, cho giáo viên mượn thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học. Lên kế hoạch sử dụng, bảo quản tài sản phòng vi tính.
  4. Nhân viên kế toán : Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tài chính, kế toán, đề xuất kế hoạch thu chi, quyết toán tài chính tháng – năm theo qui định của Nhà nước, là người trực tiếp thu, ra lai các khoản tiền theo qui định của ngành sau đó chuyển cho thủ quỹ trường đăng nộp theo quy định của tài chính. Thực hiện các công tác khác do Hiệu trưởng phân công khi có yêu cầu.
  5. Nhân viên văn thư: Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác văn thư, lưu trử. Cùng với các Phó Hiệu trưởng quản lí các hồ sơ hành chính của nhà trường, hồ sơ học tập của học sinh. Chịu trách nhiệm theo dỏi công văn gởi qua đường truyền Internet của ngành gởi đến trường hàng ngày để thông báo cho các bộ phận có liên quan biết mà thực hiện. Cập nhật ngày nghỉ của học sinh hàng ngày.

Nhân viên văn thư hỗ trợ kế toán làm công tác thu, ra lai các khoản tiền theo qui định của ngành sau đó chuyển cho thủ quỹ trường đăng nộp theo quy định của tài chính. Thực hiện các công tác khác do Hiệu trưởng phân công khi có yêu cầu.

  1. Nhân viên bảo vệ : Chịu trách nhiệm chính trong việc trực, bảo vệ tài sản của nhà trường, trực bảo vệ ở cổng trường. Trực bảo vệ phòng Lab, phòng tin học và thực hiện các công tác khác do Hiệu trưởng phân công khi có yêu cầu.
  2. Nhân viên y tế: Chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc sức khỏe cho giáo viên, học sinh. Hỗ trợ cho công tác chữ thập đỏ, hỗ trợ công tác thu các loại Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn thân thể cùng với nhân viên văn phòng. Lập kế hoạch đề nghị mua sắm đồng thời có trách nhiệm sử dụng, bảo quản các trang thiết bị y tế đã có. Hỗ trợ với Tổng Phụ trách trong hoạt động ngoài giờ và thực hiện các công tác khác do Hiệu trưởng phân công khi có yêu cầu.
  3. Nhân viên phục vụ: chịu trách nhiệm trong việc dọn vệ sinh khu vực văn phòng, sân trường, khu vực nhà vệ sinh của giáo viên, học sinh. Chuẩn bị trà nước tiếp khách của văn phòng và thực hiện các công tác khác do Hiệu trưởng phân công khi có yêu cầu.

 

III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA GIÁO VIÊN:

  1. Giáo viên bộ môn  có những nhiệm vụ  sau đây :

– Dạy học  và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài, dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

– Tham gia công tác phổ cập giáo dục tại địa phương;

– Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục;

– Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng và các cấp quản  lý giáo dục; làm công tác chủ nhiệm lớp khi được phân công;

– Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, yêu thương, tôn trọng  học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

– Phối hợp giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, tổ chức Đoàn và Đội TNTP Hồ Chí Minh  trong dạy học, giáo dục học sinh.

  1. Giáo viên bộ môn có những quyền sau đây:

– Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh.

– Được trực tiếp hoạt thông qua các tổ chức, đoàn thể để tham gia quản lý nhà trường.

– Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và các quyền khác theo qui định của pháp luật.

– Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường đều được quyền đề đạt các ý kiến, nguyện vọng của mình với BGH trường nhưng phải phù hợp các qui chế, qui định của trường, của ngành và pháp luật nhà nước (dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể hoặc ban thanh tra nhân dân). Các kiến nghị lên cấp trên là hợp pháp khi đã giải quyết xong của trường mà người kiến nghị không thống nhất (có xác nhận đã giải quyết của Ban Thanh tra nhân dân trường).

 

  1. TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ TRONG NHÀ TRƯỜNG:
  2. Tổ chức Đảng CSVN trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật.
  3. Các cá nhân, đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo qui định của pháp luật và giúp nhà trường thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục.

 

Trên đây là quy chế làm việc của CB-GV- CNV trường THCS Mỹ An đã thống nhất thực hiện trong năm học 2017 – 2018./.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

                                                              Huỳnh Thị Quân